Du lịch MICE và những thách thức cần chuyển hóa thành cơ hội
Với những người giỏi tiếng Anh, cụm từ MICE khá quen thuộc, bởi MICE là số nhiều của danh từ MOUSE (tức con chuột). Trong khi đó, với những ai thích xê dịch và hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, MICE là thuật ngữ đang ‘hót hòn họt’.
MICE là một trong những xu hướng chủ đạo của ngành du lịch toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp và tổ chức ngày càng quan tâm đến việc kết hợp công việc với du lịch.
MICE là hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện hay những chuyến du lịch khen thưởng của các công ty - Ảnh minh họa
Trong thời đại công nghệ số, du lịch MICE mang lại giá trị cao cho các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan.
Du lịch MICE bao gồm 4 lĩnh vực chính:
Meetings: Các cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện mang tính chất công việc, thường được tổ chức trong các khách sạn và trung tâm hội nghị. Mục đích chính yếu của các hoạt động này là trao đổi thông tin, đưa ra quyết định hoặc thảo luận về các vấn đề trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Incentives: Các chương trình tri ân, trao thưởng cho nhân viên hoặc đối tác kinh doanh xuất sắc của doanh nghiệp. Đó có thể là những chuyến du lịch, những buổi gala dinner để khen thưởng và động viên những cá nhân, các nhóm có thành tích tốt trong công việc nhằm khích lệ tinh thần cống hiến của nhân viên.
Conferences: Các sự kiện quy mô lớn hoặc hội thảo chuyên đề nhằm mục đích chia sẻ kiến thức, nghiên cứu, hoặc công bố các báo cáo chuyên ngành. Các hội nghị này thường có sức hút đặc biệt vớ, có thể thu hút hàng nghìn người tham gia.
Exhibitions: Các sự kiện triển lãm, trưng bày sản phẩm, công nghệ hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình tới khách hàng, đối tác hoặc công chúng.
MICE là “con gà đẻ trứng vàng” cho du lịch Việt Nam?
Số liệu thống kê của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú cho thấy, tỷ lệ khách du lịch theo hình thức MICE nội địa chiếm từ 15 - 20% tổng lượng khách du lịch. Trong những đợt cao điểm, con số này có thể lên đến 60%.
Đặc biệt, khách quốc tế cũng đang góp phần đáng kể vào sự phát triển của hình thức du lịch này, với mức chi tiêu cho dịch vụ lưu trú, ăn uống cao hơn nhiều so với khách đi theo đoàn thông thường.
Khách du lịch theo hình thức MICE thường đi theo đoàn lớn, lên đến hàng nghìn người - Ảnh Báo Nhân Dân
Ví dụ điển hình nhất cho du lịch MICE tại Việt Nam là việc tiếp đoàn khách du lịch hơn 4.500 người của công ty dược phẩm Sun Pharmaceutical của tỷ phú Ấn Độ Dilip Shanghvi. Những vị khách đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới ghé thăm Việt Nam từ 27/8 đến 7.9.2024, tham quan nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh. Cùng với đó là các buổi meeting, 16 đêm gala trao giải và thưởng thức DJ tại các khách sạn sang trọng bậc nhất ở Hà Nội.
Chia sẻ trên báo VnExpress, ông Nguyễn Tiến Đạt (CEO của AZA Travel - một đơn vị lữ hành chuyên dẫn đoàn khách MICE inbound) cho biết, một suất ăn của khách đoàn thông thường từ 200.000 - 300.000 đồng nhưng khách MICE có thể cao hơn 4 - 5 lần, thậm chí hơn thế nữa. Ngoài ra, khách MICE thường chọn cơ sở lưu trú 4 - 5 sao và nhiều dịch vụ đi kèm như gala dinner, team building,... Các lựa chọn này giúp mang lại doanh thu tốt hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành và lưu trú.
Hòa mình vào xu hướng du lịch thế giới, Việt Nam đã và đang tận dụng những thế mạnh vốn có để phát triển du lịch MICE. Nếu nắm bắt được cơ hội và loại trừ được thách thức, đây hứa hẹn sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” thúc đẩy sự phát triển của du lịch nước nhà.
Thách thức và giải pháp để phát triển bền vững du lịch MICE
Mặc dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE, nhưng cơ sở hạ tầng (trung tâm hội nghị, sân bay quốc tế, khách sạn cao cấp,...) ở một số khu vực còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của các sự kiện MICE quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng hiện tại đôi khi không có tính linh hoạt cao để phục vụ đa dạng các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Du lịch theo hình thức MICE đòi hỏi đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao trong việc tổ chức sự kiện, quản lý khách sạn, dịch vụ hướng dẫn viên,...Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam với các quốc gia như Singapore hay Hàn Quốc, vốn có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này.
Chưa kể, du lịch MICE không chỉ gói gọn trong một lĩnh vực, mà bao gồm nhiều khía cạnh khác như: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, tổ chức sự kiện,... Tuy nhiên, sự liên kết giữa các ngành này ở nước ta vẫn chưa được tối ưu hóa.
Tự động hóa là một yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch MICE phát triển bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi các công nghệ hiện đại đã chứng minh được hiệu quả ở nhiều ngành công nghiệp khác thì ngành du lịch vẫn chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề này. Đây là một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp du lịch, lưu trú và lữ hành phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.
Hãy để SMART TECH WAY giúp bạn làm điều đó
Đến với SMART TECH WAY, bạn sẽ được trải nghiệm những giải pháp công nghệ tối ưu nhất để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch MICE. Chúng tôi cam kết mang đến những công cụ tự động hóa, sáng tạo và thông minh, giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả quản trị.
STWAY tạo ra Phần mềm Quản lý Toàn diện, Doanh nghiệp Du lịch tận hưởng Giá trị Tuyệt đối